Tất tần tật về thiết kế sân vườn phong cách Nhật Bản cho người có “gu”

nguyên tắc thiết kế vườn nhật

Có rất nhiều phong cách khác nhau để các gia chủ có thể chọn lựa thiết kế cho không gian sân vườn của gia đình mình. Mỗi phong cách đem đến một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Theo thời gian, những xu hướng thiết kế sân vườn sẽ ngày càng được cập nhật mới và hoàn thiện. Tuy nhiên, có một kiểu sân vườn luôn giữ được giá trị bền vững và gần gũi với Việt Nam, mang đậm nét Á Đông.

Đó là sân vườn Nhật Bản.

1/ Lịch sử phong cách sân vườn Nhật Bản

Nhiều tài liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phong cách sân vườn Nhật Bản được bắt đầu ở đất nước mặt trời mọc từ thời đại Asuka (thế kỉ 6-8). Kể từ đó trở đi, nó đã được những nghệ nhân sáng tạo, phát triển theo đa phong cách rất độc đáo. Nhưng về cơ bản phong cách thiết kế sân vườn Nhật Bản vẫn mang đầy tính nghệ thuật và đậm nét dân tộc. Điều đặc biệt nhất của nghệ thuật sân vườn Nhật Bản là sự bình yên tới lạ lùng, nó không khiến cho người ta nhàm chán mà càng thu hút, hấp dẫn.

2/ Các phong cách sân vườn Nhật Bản truyền thống

Phong cách sân vườn Karesansui

Phong cách sân vườn Chaniwa

Phong cách sân vườn Tsukiyama

Karesansui: hay còn gọi là vườn Thiền. Với thiết kế độc đáo thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên núi non hùng vĩ và mặt nước chủ yếu với sỏi và đá nên còn được gọi với cái tên khác là vườn Zen. Kiểu vườn này chủ yếu chịu ảnh hưởng của Phật giáo, ở đây các triết lý của Phật giáo cũng phần nào được thể hiện tinh tế trong từng không gian.

(Vườn thiền – Vườn được thiết kế từ sỏi và đá cào)

Chaniwa hay Roji: Vườn trà đạo. Đây là khu vườn đặc trưng dành riêng cho hoạt động thưởng trà của người Nhật. Trước khi vào thưởng trà khách mời phải qua những nghi thức riêng, đặc trưng của vườn trà mà theo quan niệm của người Nhật là phải được “thanh lọc” bụi trần trước khi vào thưởng trà.

(Con đường đá dẫn đến trà thất)

Kiểu vườn này cũng giống như vườn Zen, mang một vẻ đẹp đặc trưng riêng của nó. Ở đây, từ những hòn đá, con đường,…tất cả đều có tên riêng như một thực thể “sống”.

Tsukiyama: Vườn túc sơn hay còn có nghĩa là “Hòn non bộ” là kiểu vườn rộng để đi dạo. Khu vườn được thiết kế mô phỏng lại khung cảnh thiên nhiên rộng lớn với đầy đủ các yếu tố ngọn núi, con suối, thác nước,…từ những yếu tố căn bản của thiên nhiên như đá, nước,…

(Khu vườn Tsukiyama thiết kế mô phỏng thiên nhiên rộng lớn)

Những yếu tố cơ bản thường gặp trong thiết kế cảnh quan vườn Nhật ở Việt Nam:

Sắp xếp đá – Hòn non bộ:

Bằng sự kết hợp một số loại đá tự nhiên, hòn non bộ là đặc trưng không thể thiếu của một khu vườn Nhật. Sự sắp xếp được chia thành ba chủ đề chính:

Tư tưởng Shinsen – Mô tả bồng lai tiên cảnh (Đạo giáo): Mô tả thác, núi, phong cảnh, linh vât như nhóm đá bồng lai, nhóm đá hạc và rùa, Yodomariishi, Funaishi,…

(Nguồn: Trần.T.Bảo Châu)

Tư tưởng Phật giáo (Thiền tông): Nhóm đá Tam Tôn, nhóm đá núi Meru,…

(Nguồn: Trần.T.Bảo Châu)

Tín ngưỡng dân gian: Nhóm đá 7 5 3, đá âm dương,…

(Nguồn: Trần.T.Bảo Châu)

Đèn lồng đá:

Ban đầu nó đúng nghĩa là một chiếc giỏ đựng đèn. Được bao bọc bởi khung gỗ và giấy đặt trong các ngôi đền, chùa thời Nara. Sau đó đổi thành vật liệu đá để đặt ngoài trời. Không chỉ dùng để thắp sáng vườn mà còn soi lối cho Thần. Phật nghe thấy lời thỉnh cầu để bảo vệ cho con người và giúp thanh tẩy không khí. Sau này trở thành một đặc điểm cơ bản để nhận biết vườn Nhật.

(Tsubo Garden ở Yoshida-ke)

Sỏi:

Thường được sử dụng để tượng trưng cho nước bằng cách trải sỏi và cào thành hình gợn sóng. Có rất nhiếu kiểu tạo hình gợn sóng cho sỏi. Thường thấy trong thiết kế vườn khô.

(Nguồn: pinterest.com)

Khe nước nhỏ:

Thường là dòng suối nhỏ chảy quanh co trong khu vườn. Len lỏi giữa những hòn đá và cây cối giúp tăng thêm cảm giác bình yên và làm cho khu vườn thêm phần sống động hơn.

  (Khe nước nhỏ trong vườn Nhật – Nguồn: Trần.T.Bảo Châu)

Hồ nước:

Thời xa xưa ở Nhật, để mô phỏng biển người ta đào hồ nước trong những vườn lớn để tổ chức dàn nhạc vào dịp lễ hội. Sau đó, quy mô hồ nhỏ dần cho đến ngày nay chỉ là hồ nhỏ để nuôi cá trong vườn.

(Hồ nước trong vườn Nhật – Nguồn: pinterest.com)

Thác nước:

 Theo quan niệm của người Nhật thác nước là dòng chảy tự nhiên như là nguồn sống, sự luân phiên biến đổi không ngừng tạo nên vận khí tốt.

(Vinhomes Central Park)

Đá trải đường:

Trong khu vườn Nhật lối đi thường được lát đá. trải sỏi theo nhiều kiểu khác nhau để thuận tiện cho việc đi lại và chống trơn trượt. Với cách sắp xếp đa dạng linh hoạt của sỏi. đá giúp khu vườn thêm sinh động và hấp dẫn hơn.

  (Đá trải đường trong vườn Nhật – Nguồn: pinterest.com)

Đá kê bước:

Trong một khu vườn Nhật chắc chắn chúng ta sẽ bắt gặp những phiến đá trải dọc lối đi vừa có tác dụng dẫn lối vừa có tác dụng tránh giẫm đạp lên cỏ hoặc sỏi đã được cào sẵn phía bên dưới.

  (Đá kê bước trong vườn Nhật – Nguồn: pinterest.com)

Cối đá đựng nước:

Thường thấy trong vườn thiền và vườn trà đạo của Nhật. là vật dùng chứa nước để rửa tay, thanh lọc cơ thể trong các ngôi đền, chùa và vườn trà đạo. Thường được làm bằng đá nguyên khối.

  (Cối đá đựng nước trong vườn Nhật – Nguồn: pinterest.com)

Ống nước tre:

Ngày xưa người Nhật dùng các ổng tre kết hợp với nước tạo tiếng động để xua đuổi chim thú trong nông nghiệp, sau đó mới được dùng trong sân vườn cùng với chậu đá sử dụng là nơi rửa mặt, rửa tay. Ở Việt Nam các ống tre trong vườn thường để trang trí.

(Ống tre nước trong vườn Nhật – Nguồn: Trần.T.Bảo Châu)

Cây cầu:

Có nhiều loại khác nhau như cầu gỗ, cầu đá,…thường được bố trí bắc ngang qua ao và suối nước. Trong vườn Nhật, cây cầu có ý nghĩa như là ranh giới giữa thế giới này và thế giới bên kia. Ở vườn Tịnh Độ, cây cầu phải theo nguyên tắc gác từ Đông sang Tây.

(Vinhomes Central Park)

Cây trồng:

Ở Nhật việc chọn lựa và chắm sóc cây trồng rất được chú trọng. Thời xưa thì cây tuyết tùng và cây long não được coi là đại diện của thần linh. Mang đến sự tốt lành, được sử dụng nhiều trong vườn. Đến thời Nara thì cây thông và cây hoa bốn mùa được ưa chuộng. Đến thời kì Edo hoa diên vĩ, cây vạn tuế,…được sử dụng rộng rãi. Nhưng ở Việt Nam, cây trồng sử dụng cho vườn kiểu Nhật. Chỉ đáp ứng được một số loại cây nhưng vẫn tuân thủ bố cục bố trí cây theo kiểu Nhật và chủ yếu sử dụng cây bonsai.

(Nguồn: Trần.T.Bảo Châu)

Vật trang trí:

Một trong những yếu tố tuy nghĩ là không cần thiết nhưng nó không thể thiếu trong vườn Nhật. Đó là những vật trang trí nhỏ như chậu đá, tượng con vật,…vừ

 (Một số vật trang trí trong vườn Nhật – Nguồn: pinterest.com)

3/ Đặc điểm nổi bật của tiểu cảnh sân vườn Nhật Bản

Đã là một phong cách có tính nhận diện khá cao thì. Các không gian sân vườn Nhật Bản cũng sẽ có những tiểu cảnh mang đặc điểm nổi bật. Thiếu đi các yếu tố này thì kiến trúc sân vườn Nhật Bản đặc trưng sẽ bị phá vỡ. Đá trong tiểu cảnh sân vườn Nhật Bản Cây trong tiểu cảnh sân vườn Nhật Bản. Loại cây đặc trưng luôn xuất hiện trong sân vườn Nhật Bản – Pines (Pinus)- Cây thông – Prunus – Cây rụng lá -Acer palmatum – Cây phong – Bamboo – Cây tre Nước trong tiểu cảnh sân vườn Nhật Bản Lối đi trong tiểu cảnh sân vườn Nhật Bản

4/ Nguyên tắc thiết kế sân vườn Nhật Bản

Có 3 nguyên tắc cơ bản khi thiết kế sân vườn Nhật Bản. Mà bất kì ai cũng nên biết đó là: tỷ lệ thu nhỏ, chủ nghĩa tương trưng và cảnh quan vay mượn. Tỉ lệ thu nhỏ Chủ nghĩa tượng trưng Cảnh quan vay mượn

5/ Lưu ý khác khi thi công sân vườn Nhật Bản

Trồng cỏ hoặc rêu ở dọc lối đi và hai bên đường dạo. Bố trí thêm đèn đá ở một vài vị trí để tạo điểm nhấn thị giác cho khu vườn. Nếu không gian sân vườn có diện tích rộng thì nên có . Một trà thất (khu thưởng trà) nho nhỏ. Một khu vườn Nhật hoàn hảo sẽ cần có đủ các yếu tố: hồ nước, đá, hoa lá và cát (sỏi). Vẻ đẹp và tính ứng dụng của sân vườn Nhật Bản là không phải bàn cãi. Nhìn vào những khu vườn theo phong cách này. Con người sẽ có cảm giác nhẹ nhàng, bình yên nhưng không hề thấy nhàm chán.

16 thoughts on “Tất tần tật về thiết kế sân vườn phong cách Nhật Bản cho người có “gu”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *